Đồng chí cùng với Chi bộ đã xây dựng và hình thành nhiều tổ chức cách mạng đấu tranh có mục đích và đối tượng rỏ ràng như: Hội Vạn cấy có khoảng 150 người, Hội Nhà giàng có khoảng 57 người, Hội Vạn phát, Hội Miễu ...để tiện việc nhóm họp và liên lạc và phát triển lực lượng đấu tranh với địch. Chi bộ ban đầu từ 1 đảng viên sau đó phát triển lên đến 13 đảng viên. Ngày 25/12/1939, đồng chí tham dự hội nghị BCH Đảng bộ huyện Vũng Liêm tại ấp Trung Hòa, xã Trung Hiếu (nay là xã Trung An) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng Bí thư Huyện ủy chủ trì, hội nghị đã đưa ra chủ trương củng cố các tổ chức Đảng và đưa vào hoạt động bí mật, do địa bàn rộng, để tiện việc quản lý và lãnh đạo quần chúng đấu tranh nên từ 01 chi bộ năm 1933 đã phát triển tách ra 2 chi bộ năm 1940, đồng chí vẫn là Bí thư Chi bộ xã trực tiếp chỉ đạo ấp Hiếu Liên.
Đồng chí đã lãnh đạo và xây dựng nhiều tổ chức cách mạng ngày càng lớn mạnh và rộng khắp trên phạm vi toàn xã, tiêu biểu nhất là lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1940 tại xã Hiếu Thành giành nhiều thắng lợi mở ra trang sử mới cho Đảng bộ xã Hiếu Thành năm 1940.
Vào đêm 23/11/1940, chấp hành lệnh khởi nghĩa của Huyện uỷ Vũng Liêm đồng chí đã xây dựng kế hoạch chia làm 2 cánh quân gồm: cánh quân Hiếu Liên 50 người do đồng chí Phùng Văn Nhiều phụ trách kéo thẳng ra quận lỵ Vũng Liêm và cánh quân Hiếu Ngãi do đồng chí Cao Văn Bình Bí thư chi bộ Hiếu Ngãi phụ trách kéo về cướp chính quyền của bọn tề xã đóng tại Nhà Đài. Để hạn chế sự đỗ máu, đồng chí đã tổ chức được Hương quản Tảo là cơ sở của ta dụ ra khỏi đồn được 11 tên lính, trong đồn chỉ còn 1 tên lính trong vọng gác. Tất cả bọn Hương chức hội tề nghe hung tin “Cộng sản” nổi đậy liền hốt hoảng, tháo chạy. Đồng chí đã chỉ đạo lực lượng nhanh chóng ập vào chiếm đồn Nhà Việc ở Nhà Đài, bắt sống 2 tên lính, thu 3 khẩu súng trường.
Sau khi tiếp quản Nhà Việc đồng chí phân công đồng chí Phan Văn Ngự cùng một bộ phận quân khởi nghĩa ở lại tiếp quản Nhà Đài và đồng chí cùng đồng chí Cao Văn Bình lãnh đạo cánh quân Hiếu Ngãi kéo quân về tiếp ứng cho Quận lỵ Vũng Liêm. Đến ấp Quang Phú, xã Hiếu Phụng đồng chí đã chỉ huy đội quân bắn cháy 01 chiếc xe Ríp, lấy được một khẩu súng Mi-tê-dết bá sắt và tiêu diệt ngay tại chỗ 02 tên lính trên xe và cánh quân tiếp tục tiến về Quận lỵ Vũng Liêm.
Đến ngã ba An Nhơn thì trời sáng, được Huyện uỷ phân công án ngữ khu vực ngã ba An nhơn, đến khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, bọn lính lê dương từ Trà Vinh kéo đến đàn áp quân khởi nghĩa, đồng chí chỉ huy lực lượng đánh nhau quyết liệt với chúng, do không tương quan về lực lượng nên đồng chí đã linh hoạt chỉ đạo rút quân để bảo toàn lực lượng, trong trận đánh này đồng chí đã bị thương, khi về đến cầu Đình Xã Trung Hiếu (nay là Xã Trung An) vì vết thương quá nặng nên đồng chí đả hy sinh.
Với công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Đồng chí được Nhà nước công nhận Liệt sĩ. Chủ tịch Nước tặng Huân chương chiến công hạng 1, 2 và được Tỉnh uỷ công nhận Cán bộ Lão thành cách mạng./.
Ngô Thanh Quyện
Phạm Hoàng Khôi
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét